Những xu hướng tiếp thị truyền thông xã hội quan trọng nhất cần biết 2021

Các nền tảng xã hội cập nhật tính năng mới và thay đổi thuật toán. Điều này đồng nghĩa với việc xu hướng tiếp thị truyền thông xã hội cũng sẽ trải qua một quá trình phát triển. Ví dụ như Stories (Câu chuyện) trên Instagram. Một vài năm trước, Snapchat áp dụng tính năng này nhưng dường như không có nhiều người ưa chuộng. Giờ đây, hơn 500 triệu người sử dụng Stories hàng ngày trên Instagram. Thậm chí ngày càng có nhiều nền tảng bổ sung những tính năng tương tự.

Những thay đổi nhanh chóng trên đặt ra một thách thức hoàn toàn mới cho các thương hiệu làm social marketing. Họ phải liên tục xem xét các chiến lược tiếp thị truyền thông đang vận dụng. Và xoay vòng để thêm các loại nội dung mới vào bộ kênh của họ. Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên cập nhật các xu hướng mới nhất ảnh hưởng đến tương lai của truyền thông xã hội và phát triển theo đó.

Trong bài đăng này, phanmemtop.com sẽ cập nhật những xu hướng truyền thông xã hội mới nhất năm 2021. Hãy cùng theo dõi để kịp thời thích nghi và phát triển.


Live stream – Xu hướng tiếp thị truyền thông xã hội – sẽ vẫn phổ biến

Cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu năm 2020 đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp chuyển sang kỹ thuật số. Họ có thể duy trì sự giãn cách xã hội và ngăn chặn lây lan của COVID-19. Các cuộc gặp mặt trực tiếp biến thành hội thảo trực tuyến qua Zoom. Những buổi hòa nhạc trực tiếp được chuyển thành Live Stream của các nghệ sĩ.

Cứ như vậy, có một sự gia tăng trong việc sử dụng các tính năng Live trên mạng xã hội. Điển hình như mạng xã hội Facebook.

40% người tiêu dùng muốn xem thêm video trực tiếp từ các thương hiệu.

Theo Chỉ số xã hội Sprout gần đây

Hiện nay, mọi người đã quen với việc có thể tương tác trực tiếp với các thương hiệu tại nhà. Vì vậy, Live Stream sẽ tiếp tục phát triển mạnh và phổ rộng. Nó chắc chắn phải là một phần trong chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội.

Nội dung dạng Stories – Câu chuyện phát triển

Như đã nêu trước đó, hơn 500 triệu người dùng tương tác với Instagram Stories mỗi ngày. Dù cho Stories là dạng nội dung không còn mới mẻ, nhưng chúng sẽ không sớm biến mất.

Các thương hiệu sẽ cần phải thêm Stories làm nội dung trong lịch xuất bản. Quan trọng hơn, việc sử dụng video làm Câu chuyện sẽ tăng lên vì chúng xuất hiện tốt hơn ảnh.

xu-huong-tiep-thi-truyen-thong-xa-hoi

Hình ảnh trong Câu chuyện có tỷ lệ nhấn chuyển tiếp cao hơn 5,65% so với video.

Một nghiên cứu của SocialInsider

Tỷ lệ nhấn chuyển tiếp là số người đã xem Stories và chuyển sang câu chuyện tiếp theo trước khi kết thúc.

Nó phản ánh mọi người có xu hướng dành nhiều thời gian hơn để xem video. Không có gì lạ khi 51% thương hiệu đã sử dụng video trong Câu chuyện. Và con số này có thể sẽ tăng lên vào năm 2021.

Thực tế ảo trở nên phổ biến hơn trên mạng xã hội

Khi mua sắm trực tuyến diễn ra nhiều hơn, mọi người ngày càng đề cao giá trị thực của hình ảnh/video do thương hiệu cung cấp. Thực tế ảo (VR) là một trong những xu hướng công nghệ hiện nay. Bởi nó có thể giải quyết nhu cầu này cho họ.

Tương tác với mọi người thông qua VR mang lại cho bạn cảm giác thực. Đây là loại trải nghiệm chính xác mà người dùng cần tại thời điểm họ phải giãn cách xã hội.

Năm 2021 có thể chứng kiến thực tế ảo trở nên phổ biến hơn trên mạng xã hội khi các nền tảng thúc đẩy việc kết hợp công nghệ này.

Lấy Facebook Horizon làm ví dụ. Kể từ đầu năm 2021, Facebook đang tận dụng nền tảng Oculus VR để thử nghiệm. Đây là một thế giới ảo cho phép mọi người khám phá, kết nối với những người khác và chơi trò chơi.

Thực tế tăng cường như một xu hướng tiếp thị truyền thông xã hội

Tương tự như thực tế ảo, các sự kiện gần đây đã thúc đẩy trải nghiệm Thực tế tăng cường (AR). Bao gồm cả trong không gian xã hội. AR chỉ cần có yêu cầu đơn giản là Smartphone, khiến nó thậm chí còn dễ tiếp cận hơn VR. Nó cũng quen thuộc với những trải nghiệm như bộ lọc ảnh động đã có trên nhiều nền tảng xã hội khác.

Trải nghiệm thực tế tăng cường có tính tương tác và mang lại hiệu quả cao cho việc tham gia.

Các thương hiệu đang nhanh chóng tham gia vào xu hướng truyền thông xã hội mới nhất này. Họ tạo bộ lọc AR để quảng cáo sản phẩm mới hoặc khuyến khích sự tương tác của khán giả. Điều này giúp bạn thu hút khách hàng mới với chương trình khuyến mại phù hợp.

Mua sắm truyền thống bị hạn chế vào năm 2020. Bởi vậy AR có thể sẽ hiệu quả trong việc thúc đẩy mua hàng. Các tùy chọn mua sắm AR cho phép bạn “dùng thử” sản phẩm thông qua camera điện thoại. Tính năng này đã được triển khai trên Instagram vào năm 2019.

Triển khai AR vào chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội rất có thể giúp thương hiệu nổi bật. Nội dung sáng tạo và giải trí là một trong những yếu tố hàng đầu làm nổi bật sự hiện diện trên mạng xã hội.

Thương mại xã hội sẽ tiếp tục phát triển

Các gian hàng trên mạng xã hội liên tục thích ứng để nâng cao trải nghiệm người dùng. Khách hàng ngày càng được hỗ trợ nhiều tiện ích giúp mua sắm nhanh chóng, dễ dàng. Ví dụ, Instagram cho phép thêm thẻ sản phẩm và mua hàng mà không cần thoát ứng dụng. Trên Facebook, bạn có thể thiết lập Cửa hàng để mọi người duyệt và mua ngay trên nền tảng.

Đây có thể là công cụ hoàn hảo để các nhà tiếp thị tận dụng vào năm 2021. Đặc biệt là xem xét vai trò của truyền thông xã hội trong các quyết định mua hàng. Hãy nhớ rằng 54% người dùng nghiên cứu các sản phẩm bằng mạng xã hội. Và các đề xuất trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của 71% người dùng.

tiep-thi-mang-xa-hoi-tac-dong-den-quyet-dinh-mua-hang

Trên thực tế, chỉ cần có một nút “Mua” sẽ tăng khả năng mua hàng. Và giúp chuyển các giao dịch về phía trước trên mạng xã hội.

Hãy để khán giả của bạn khi nhìn thấy sản phẩm họ thích trên mạng xã hội, có thể mua nó trực tiếp trên nền tảng. Điều này có tác động làm giảm các giỏ hàng bị bỏ rơi. Nếu không điều chỉnh chiến lược phù hợp với hành vi thay đổi của khán giả, bạn có thể mất khách hàng tiềm năng.

Tham khảo: 15 điểm nhấn quan trọng của truyền thông xã hội năm 2021.

Các chiến dịch hướng tới mục đích để chiếm vị trí trung tâm

Trong thời kỳ chịu ảnh hưởng của dịch Covid, mọi người đều muốn được trợ giúp. Và họ mong đợi các thương hiệu sẽ tham gia.

Trên thực tế, 74% người được hỏi trong một cuộc khảo sát trên Twitter muốn doanh nghiệp thể hiện những hành động tích cực. Và 77% ấn tượng hơn với các thương hiệu cố gắng hỗ trợ xã hội trong thời kỳ khủng hoảng.

Người dùng luôn mong đợi các đơn vị thể hiện khả năng lãnh đạo và hành động ý nghĩa đối với các vấn đề xã hội, thay vì khai thác chúng cho các cơ hội tiếp thị.

Tính xác thực và tính minh bạch sẽ là điều tối quan trọng

Người tiêu dùng muốn thương hiệu trở thành hiện thực. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp cần duy trì tính xác thực và minh bạch của sản phẩm. Và phương tiện truyền thông xã hội trở thành là giải pháp hoàn hảo nhất.

Nếu bạn mắc sai lầm, hãy khắc phục nó bằng một thông điệp truyền thông xã hội chân thành. Cho phép khách hàng có thể liên hệ khi có bất kỳ vấn đề nào. Và thay vì xóa những bình luận tiêu cực, hãy cởi mở giải quyết. Điều này giúp khách hàng thấy bạn quan tâm đến vấn đề của họ như thế nào.

Sẵn sàng đón đầu xu hướng ?

Dự đoán các xu hướng truyền thông xã hội mới nhất hiện nay có thể giúp bạn xây dựng sự hiện diện mạnh mẽ hơn cho tương lai. Bạn sẽ biết những điều cần chú ý và cách điều chỉnh chiến lược theo xu hướng hiện tại.

Chúc bạn thành công !

Kiến thức hữu ích: 10 thống kê mạng xã hội nhà tiếp thị cần biết.

Leave a Reply