5 điểm khác nhau để phân biệt Inbound Marketing và Outbound Marketing

Các marketers khi mới bắt đầu nghiên cứu về chiến lược quảng cáo, hẳn đã từng nghe nhiều đến thuật ngữ: Inbound Marketing, Outbound Marketing. Đây là hai chiến lược tiếp thị tổng thể phổ biến nhất. Mỗi phương pháp đều có những ứng dụng, lợi ích và thách thức riêng biệt. Tiếp thị Inbound khác với Outbound như thế nào ? Chiến lược Inbound Marketing tốt hơn Outbound Marketing ?

Trong bài viết này, phần mềm Top sẽ giúp bạn khám phá tổng quan về Inbound Marketing và Outbound Marketing. Đồng thời phân tích rõ sự khác biệt giữa tiếp thị Inbound với Outbound. Dựa trên kiến thức này, các marketers có thể lựa chọn chiến lược phù hợp cho mục tiêu của mình.

Outbound Marketing là gì ?

Outbound Marketing còn gọi là Tiếp Thị Outbound – Tiếp thị Đẩy. Với chiến lược này, nhà tiếp thị sẽ gửi một thông điệp đến số lượng lớn người với hy vọng bán được hàng. Hình thức này bắt nguồn từ quan điểm bạn đẩy thông tin tới khán giả, không cần biết có mang lại giá trị gì cho người nhận không.

Tiếp thị ra Outbound còn được gọi là tiếp thị truyền thống. Bao gồm các chiến thuật như:

  • Quảng cáo trên đài, TV
  • Báo, tạp chí
  • Thư trực tiếp
  • Biển quảng cáo
  • Tài trợ sự kiện…v.v.

Outbound Marketing hiện nay cũng được áp dụng nhiều trong các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số. Chẳng hạn như gửi email hàng loạt, quảng cáo Banner, PPC…v.v. Yếu tố để nhận diện phương pháp Outbound nằm ở Thông điệp. Nội dung được tạo ra dựa trên cơ sở lợi ích của người bán. Nhà tiếp thị chỉ tập trung vào việc quảng cáo, bán hàng.

Ví dụ về tiếp thị Outbound

Thông thường, người tiêu dùng không tìm kiếm hoặc thậm chí không biết tới sản phẩm. Họ có thể đang xem TV hoặc đọc tin tức trên web thì bị gián đoạn bởi quảng cáo sản phẩm đó.

Ví dụ: Một khách hàng đang lái xe và nhìn thấy biển quảng cáo về cửa hàng nội thất trong khu vực. Họ thoáng nghĩ muốn thay một chiếc ghế mới. Vài tuần sau, khi xem tin tức online, họ thấy quảng cáo về cửa hàng đồ nội thất đó. Lần này, họ dự định có thể sẽ mua ghế sofa.

Hai tuần sau, khi kiểm tra hộp thư, họ thấy cửa hàng đồ nội thất đang có chương trình giảm giá. Cuối cùng, họ quyết định mua chiếc ghế. Như vậy, quảng cáo xuất hiện liên tục trước vị khách hàng này. Vô tình đã hấp dẫn, thôi thúc họ mua hàng trong khi trước đó không hề có ý định này.

Tiếp thị theo phương pháp Outbound có lợi ích gì cho thương hiệu ?

Outbound Marketing có một số đặc quyền không nên bỏ qua:

  • Thúc đẩy nhận thức về thương hiệu. Phương pháp này giúp bạn tiếp cận những người chưa từng nghe nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trước đây.
  • Outbound Marketing có thể mang lại kết quả ngay lập tức. Những người quan tâm đến sản phẩm có khả năng tương tác với quảng cáo của bạn và thực hiện mua hàng.
  • Người tiêu dùng đã quen với tiếp thị Outbound. Quảng cáo trên TV, báo chí…. đã không còn xa lạ với khán giả. Thậm chí họ có thể tin tưởng chúng hơn những quảng cáo hiển thị trên công nghệ mới.
phan-biet-inbound-outbound-marketing

Inbound Marketing là gì ?

Inbound Marketing – Tiếp thị Kéo. Phương pháp này tập trung vào việc tạo ra thông điệp chất lượng nhằm thu hút mọi người tới công ty bạn. Những đối tượng tiềm năng tìm kiếm trực tuyến về sản phẩm hoặc một nội dung để đáp ứng nhu cầu của họ. Nhà tiếp thị sẽ tạo ra nội dung liên quan tới việc sản phẩm, dịch vụ giúp giải quyết vấn đề cho người dùng. Cách thức này kéo thêm nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên đến website/cửa hàng. Doanh nghiệp sẽ dần tiếp cận, tương tác và thúc đẩy chuyển đổi họ thành khách hàng.

Có nhiều phương pháp thực hiện chiến lược Inbound Marketing, chẳng hạn như:

  • Blog
  • Nội dung video
  • Hướng dẫn
  • Email marketing nhắm mục tiêu
  • …v.v.

Ví dụ về tiếp thị Inbound

Giả sử một khách hàng tìm kiếm phần mềm email marketing. Đầu tiên, họ nhập “công cụ gửi email hàng loạt” lên trang tìm kiếm. Kết quả tự nhiên đầu tiên là một blog chỉ ra “10 nền tảng dịch vụ email tốt nhất“. Sau khi đọc xong bài viết, họ tiếp tục muốn tìm hiểu thêm về phần mềm email marketing.

Thuận tiện, ở cuối blog có một nút CTA khuyến khích đăng ký thông tin cá nhân để được tư vấn. Họ nhấp vào liên kết, rồi điền họ tên, địa chỉ email. Từ đây, doanh nghiệp có thể liên hệ với khán giả để cung cấp thêm thông tin phần mềm. Sau cuộc trao đổi, người dùng muốn trải nghiệm thử sản phẩm và tìm hiểu giá cả để chọn gói phù hợp.

Lợi ích của Inbound Marketing

Nhiều nhà tiếp thị nhận định rằng Inbound Marketing tốt hơn Outbound Marketing. Bạn nghĩ sao về quan điểm này ? Trước tiên, chúng ta cùng liệt kê những lợi ích do tiếp thị Inbound mang lại:

  • Inbound Marketing là chiến lược tiếp thị Kéo. Khách hàng tiềm năng chủ động tìm kiếm về một vấn đề và truy cập các bài đăng trên website của bạn để đáp ứng cho nhu cầu của họ.
  • Nội dung tiếp thị Inbound mang tính giáo dục, không giống như tiếp thị Outbound – mang đậm tính rao bán hàng.
  • Có thể đo lường. Bạn có thể theo dõi từng giai đoạn trong chiến lược nhờ các chỉ số thống kê theo thời gian.
  • Giá trị lâu dài. Trang web và nội dung của bạn liên tục được cập nhật. Vì vậy Inbound marketing duy trì “kéo” khách hàng tiềm năng theo thời gian.

5 điểm phân biệt sự khác nhau giữa Inbound Marketing với Outbound Marketing

Có một số điểm khác nhau để phân biệt giữa Inbound và Outbound Marketing. Tiếp thị Outbound chủ động đẩy thông điệp đến người tiêu dùng để khiến họ quan tâm sản phẩm. Ngược lại, tiếp thị Inbound tập trung vào việc tạo nội dung để kéo – thu hút mọi người vào trang web.

Dưới đây là 5 điểm khác biệt chính:

Điểm khác biệtInbound MarketingOutbound Marketing
Định nghĩaTạo nội dung chất lượng, được xây dựng trên cơ sở mang lại lợi ích cho khán giả để thu hút họ một cách tự nhiên.Sử dụng chiến lược marketing truyền thống với nội dung được tạo trên cơ sở lợi ích nhà tiếp thị.
Sự tương tác với khán giảDựa trên sự cho phép và phù hợp, có liên quan.Dựa trên sự gián đoạn (quảng cáo xuất hiện ngẫu nhiên).
Nội dungGiáo dục, cụ thể, giá trịChung chung, quảng cáo, gượng ép.
Phương pháp tiếp thịChiến lược toàn diện, tích hợp các phương pháp đa kênh.Chiến lược tuyến tính với chỉ một số kênh tiếp thị.
Phân phốiLiên tục và duy trì đều đặnKhông nhất quán
Khả năng đo lườngTất cả đều là phương pháp kỹ thuật số và định lượng được.Khó đo lường phân bổ từ quảng cáo thực

1. Tương tác với khán giả: Dựa trên sự cho phép so với dựa trên sự gián đoạn ngẫu nhiên

cach-tuong-tac-voi-khan-gia
Tiếp thị Outbound

Outbound Marketing là chiến lược tiếp thị gián đoạn.

Tiền đề của nó là tìm một phương tiện có lượng người theo dõi lớn. Sau đó, định kỳ sẽ triển khai những quảng cáo với nội dung khác nhau. Quảng cáo này xuất hiện ngẫu nhiên hoặc có thể bị bỏ qua nếu khán giả không chú ý tới. Ví dụ như:

  • Biển quảng cáo trên đường đi
  • Quảng cáo chiếu lần lượt trên chương trình TV
  • Quảng cáo xuất hiện ngẫu nhiên khi khán giả đang lướt web hoặc xem video….

Với kế hoạch cẩn thận, nghiên cứu nhân khẩu học chi tiết, một tỷ lệ nhỏ khán giả sẽ biết tới sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Tiếp thị Inbound

Inbound Marketing là tiếp thị dựa trên sự cho phép. Có hai tiền đề ở đây:

  1. Giao tiếp thông qua các phương tiện mà khán giả đã cung cấp cho bạn.
  2. Trả lời các câu hỏi mà mọi người đang hỏi; Nhắm mục tiêu theo từ khóa, bạn có thể xuất bản các bài viết giải đáp những câu hỏi mà khách hàng tiềm năng thường thắc mắc.

Cả hai cơ sở trên đều dựa trên sự cho phép.

2. Nội dung là yếu tố chính để phân biệt Inbound Marketing với Outbound Marketing

Nội dung Outbound Marketing: Quảng cáo, chung chung

Outbound Marketing xây dựng nội dung dựa trên cơ sở lợi ích của nhà tiếp thị. Tức là thông điệp chỉ hướng tới việc rao bán sản phẩm, quảng cáo dịch vụ. Khán giả có thể chưa từng biết đến hoặc không tìm kiếm về sản phẩm trước đó. Quảng cáo vẫn xuất hiện trước họ bất kể được sự đồng ý hay chưa.

Xây dựng nội dung theo chiến lược Inbound Marketing: Cụ thể, giá trị

Với tiếp thị Inbound, thông điệp được tạo ra trên cơ sở lợi ích của đối tượng. Đồng thời, nội dung xuất hiện trước người dùng một cách tự nhiên khi họ chủ động tìm kiếm.

Tin nhắn này thường mang tính giáo dục, cụ thể, có giá trị với khán giả và tạo tương tác. Nó thường hướng tới trả lời câu hỏi của đối tượng, giải quyết “điểm đau” của họ.

Tham khảo: Hướng dẫn cơ bản về tiếp thị nội dung.

3. Chiến lược tiếp thị: Tuyến tính so với toàn diện

chien-luoc-toan-dien-vs-tuyen-tinh
Outbound Marketing

Các chiến lược tiếp thị Outbound rất tuyến tính. Tức là bạn sẽ chọn phương tiện nào có thể giải quyết chính xác nhất mục tiêu của bạn. Sau đó, dần phân bổ ngân sách cao hơn cho các công cụ hiệu quả hơn. Đồng thời cũng loại bỏ phương tiện kém hiệu quả nhất. Ngoài ra, thông điệp truyền tải được xây dựng như nhau trên các kênh.

Ví dụ, khi bạn cần tiếp thị sản phẩm mới, bạn có thể áp dụng kênh quảng cáo có trả phí. Khi cần tăng nhận diện thương hiệu, có thể triển khai truyền thông xã hội. Như vậy, các kênh trong chiến lược Outbound hoạt động độc lập. Và được tùy chọn phụ thuộc vào mục tiêu của nhà tiếp thị.

Inbound Marketing

Cách tiếp cận của tiếp thị Inbound phức tạp hơn so với Outbound. Theo phương pháp Inbound, marketing là chiến lược tổng thể, yêu cầu:

  • Sử dụng đồng thời tất cả các kênh kỹ thuật số.
  • Làm việc liên tục để củng cố website.
  • Phát triển nội dung hiệu quả.
  • Thực hiện các công cụ đo lường.

Inbound Marketing không hoạt động tuyến tính như Outbound. Inbound đòi hỏi sự chú ý hàng ngày với một đánh giá toàn diện liên tục.

  • Đôi khi bạn cần nhiều nội dung hơn, đôi khi bạn cần phân phối nhiều hơn.
  • Có lúc cần nhiều trang đích hơn hoặc có lúc phải đăng nhiều bài trên blog hơn.
  • Đôi khi tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn. Nhưng đôi khi là chiến lược kêu gọi hành động mạnh mẽ lại cần được ưu tiên hơn.

Các công cụ hoạt động đều gắn kết cùng nhau. Nội dung đầu tư chất lượng; Trang web xây dựng vững chắc; Sự phân phối được khuếch đại; Các kênh phân phối mang về cho website lượng khách truy cập ổn định….v.v. Chiến lược tổng thể Inbound giúp hoàn thành mục tiêu cho nhà tiếp thị.

Tham khảo: 5 kỹ thuật tiếp thị đa kênh giúp doanh nghiệp phát triển mạnh.

4. Phân phối: Duy trì liên tục so với không nhất quán

Cách thức phân phối nội dung trong chiến lược Oubound

Với phương pháp này, bạn luôn cần thuê hệ thống phân phối. Sau đó, chỉ tiếp tục triển khai trên kênh trả phí đang mang lại hiệu quả tốt nhất. Phương tiện nào hoạt động và làm doanh số bán hàng tăng lên, nó sẽ được dùng cho chiến dịch tiếp theo.

Cách thức phân phối nội dung của chiến lược Inbound

Trong chiến lược này, bạn làm chủ các kênh phân phối của mình. Và luôn được duy trì hoạt động liên tục, đều đặn. Ví dụ như:

  • Bạn chủ động xây dựng danh sách email dựa trên đăng ký.
  • Nỗ lực kiếm được thứ hạng đầu trên các từ khóa liên quan đến sản phẩm.
  • Tự xây dựng một lượng theo dõi trên mạng xã hội.

Quá trình lặp đi lặp lại và vẫn tiếp tục hoạt động lâu dài kể cả khi bạn dừng chiến lược nào đó.

Trong những năm qua, bạn có thể thấy một số giảm giá, nhưng nó giống như sự mất giá của các tài sản truyền thống. Không cần phải nói, đây là kiểu tiếp thị khiến các CEO hài lòng và tạo ra những người hùng trong bộ phận tiếp thị.

5. Khả năng đo lường: Có thể đo lường so với không thể

kha-nang-do-luong
Khó đo lường khả năng thành công của phương pháp Outbound

Bạn có thể khảo sát khách hàng để xem họ đã biết đến bạn bằng cách nào. Nhưng nhìn chung, kết quả là không đáng tin cậy. Điều này tạo ra biên độ sai sót trong mô hình tiếp thị truyền thống và tuyến tính này.

Inbound Marketing có khả năng đo lường

Với tiếp thị Inbound, mọi thứ đều là kỹ thuật số và có thể định lượng được. Không cần phải giả định bất cứ điều gì. Các thuật toán phức tạp theo dõi chiến lược tiếp thị có hiệu quả hay không; Liệu chiến lược đó có đang chuyển đổi khách hàng thành khách hàng tiềm năng hay không….v.v

Chiến lược Inbound cho phép phân tích mọi thứ. Từ ROI của các kênh phân phối khác nhau đến việc kích thước và hình dạng của nút CTA có nhiều khả năng thu hút khách không….v.v.

Tham khảo: 3 bước đo lường hiệu quả chiến dịch marketing.

Kết luận

Inbound và outbound marketing là 2 cách tiếp cận khác nhau và tối ưu cho từng mục tiêu, lĩnh vực:

  • Outbound marketing: Chuyển đổi nhanh, dễ thực hiện nhưng dừng quảng cáo sẽ không có khách hàng tiềm năng.
  • Inbound marketing: Cần đầu tư công sức và thời gian duy trì để nuôi dưỡng mối quan hệ khách hàng trước khi chuyển đổi.

Phanmemtop.com thấy rằng không có phương pháp nào hoàn hảo cho mọi vấn đề. Nên kết hợp cả tiếp thị Inbound lẫn Outbound trong chiến lược marketing. Quan trọng nhất là phải phù hợp cho từng mục tiêu.

Chúc bạn thành công!

Leave a Reply