Hotline (Zalo):096.212.4004 – Office: (024) 6293 8008
Nhìn lại năm 2020, cuộc sống trên toàn thế giới đã thay đổi đáng kể chỉ trong vài tuần ngắn ngủi. Dưới tác động của dịch Covid-19, phần lớn chúng ta đều ở nhà, giới hạn di chuyển, chỉ ra ngoài khi cần thiết (mua thực phẩm, đồ gia dụng hoặc thuốc…).
Dễ nhận thấy, đại dịch đã thay đổi hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Nhiều người chuyển sang thương mại điện tử để đáp ứng các nhu cầu không thiết yếu. Như sách, trò chơi, thiết bị tập luyện tại nhà…v.v. Những mặt hàng mà trước đây chúng ta chỉ mua trực tiếp tại cửa hàng giờ đã được thay thế bằng mua online.
COVID-19 đang khiến người tiêu dùng hình thành thói quen mua sắm mới
Từ tháng 3, sự lây lan của COVID-19 đã nhanh chóng phát triển toàn cầu. Từ một mối lo ngại vô hình thành một mối đe dọa hiện hữu. Dịch bệnh khiến con người hạn chế di chuyển, hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Và chuyển hướng sang mua sắm online nhiều hơn.
Cùng phanmemtop.com tìm hiểu cụ thể xem những biến động này đã tác động đến lĩnh vực thương mại điện tử như thế nào ?
Mua sắm trực tuyến bắt đầu tăng mạnh từ tháng 3
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, quý I/2020 có một số ngành hàng trực tuyến trở nên “Hot”.
Hưởng lợi đầu tiên là lĩnh vực chăm sóc bảo vệ sức khỏe. Trong tháng 2, nhu cầu tìm mua trực tuyến cho các sản phẩm khẩu trang và nước rửa tay khô tăng mạnh. Sang đến tháng 3, khi người tiêu dùng ở nhà nhiều hơn thì đến lượt ngành bách hóa trực tuyến lên ngôi. Lượng truy cập vào website của Bách hóa xanh quý I/2020 đã tăng 49% so với quý IV-2019.
Điều đột biến là ở chỗ các ngành này trước nay không phải là tâm điểm của thị trường TMĐT Việt Nam. Và chính các ngành “gà đẻ trứng vàng” trước đây như thời trang và điện máy thì trong đợt dịch lại bị ảnh hưởng tiêu cực.
Ngoài ra, nhu cầu học tập và làm việc tại nhà có xu hướng tăng. Do đó, thị trường bán đồ công nghệ như laptop, webcam, microphone, màn hình… cũng hồi phục lại.
Bốn sàn TMĐT Việt Nam bắt đầu tập trung đẩy mạnh các mặt hàng bách hóa, chăm sóc sức khỏe phục vụ đợt dịch. Điều này kéo lượng truy cập vào website của các sàn dần tăng đồng loạt trở lại. Dấu hiệu cho thấy những khởi sắc cho TMĐT thời gian tới đây. Liệu xu hướng này sẽ kéo dài sang năm 2021 ? Dù không thể dự đoán chính xác tác động của đại dịch sẽ như thế nào, nhưng có vẻ như cuộc khủng hoảng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến thói quen của người tiêu dùng.
Các nhà bán lẻ xây dựng thêm kênh thương mại điện tử và tối ưu hóa nó
Thị trường TMĐT đã trải qua nhiều biến chuyển do ảnh hưởng của Covid-19. Điều này vừa mang đến các cơ hội mới, vừa đặt ra thách thức cho các sàn TMĐT. Nó đòi hỏi họ phải nhanh nhạy và luôn sẵn sàng thay đổi.
Các đơn vị cần tập trung vào việc làm cho trải nghiệm mua sắm an toàn, thuận tiện. Chính sách hoàn trả cũng cần được sửa đổi để tạo điều kiện cho khách hàng tự tin mua sắm. Bởi vấn nạn lớn nhất của thương mại điện tử Việt Nam hiện nay là hàng giả, hàng nhái. Trong năm 2018, ước tính đã có 36.000 sản phẩm được gỡ bỏ ra khỏi các sàn TMĐT; Khoảng 3.100 gian hàng trên sàn bị khoá. Đây mới chỉ là con số thống kê được trên vài sàn lớn. Nếu mở rộng ra nhiều hơn thì con số này sẽ còn cao hơn nữa.
Tích cực quảng bá những gì doanh nghiệp đang làm để đảm bảo an toàn cho cả nhân viên và khách hàng cũng là chìa khóa để giành được lòng tin của họ trong thời gian bất ổn.
Ngoài những điều cơ bản trên, thương hiệu nên xem xét đầu tư công nghệ. Mục đích nhằm mang lại trải nghiệm thương mại điện tử hấp dẫn trong dài hạn. COVID-19 đang đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ không giống như bất cứ lúc nào trước đây. Nên tập trung cụ thể vào giải pháp có thể giúp tái tạo trải nghiệm tại cửa hàng. Ví dụ: AR và VR cho phép khách hàng trải nghiệm sản phẩm ảo trước khi mua.
Tham khảo thêm: 10 xu hướng kinh doanh thương mại điện tử cần biết năm 2021.
Tạm kết
Đại dịch COVID-19 đã buộc người tiêu dùng dành phần lớn thời gian ở nhà. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến các hành vi mua sắm. Các thương hiệu cần phải suy nghĩ về cách củng cố sự hiện diện thương mại điện tử của họ để đáp ứng nhu cầu thực tế mới này. Đồng thời lập kế hoạch triển khai công nghệ chiến lược. Mục đích làm cho trải nghiệm kỹ thuật số trở nên phong phú và hấp dẫn như trải nghiệm ngoại tuyến.