Hotline (Zalo):096.212.4004 – Office: (024) 6293 8008
Hiện có 4,57 tỷ người trực tuyến chính thức. Hơn 79% người lớn kiểm tra điện thoại của họ đầu tiên vào buổi sáng. Các số liệu thống kê này phản ánh 2 điều. Một, thời đại của những quảng cáo truyền hình nhàm chán đã qua. Và hai, đã đến lúc thương hiệu của bạn cần tìm thêm kênh tiếp thị mới.
Tuy nhiên, theo đuổi một dự án mới hoặc một chiến lược tiếp thị không có định hướng rõ ràng giống như việc bạn lên một chuyến tàu ngẫu nhiên với hy vọng nó sẽ đưa bạn đến nơi cần. Tôi chắc chắn, 95% bạn sẽ bị lạc. Đừng lo lắng! Trong bài viết này, phanmemtop.com sẽ hướng dẫn bạn các bước để tìm được kênh tiếp thị hiệu quả nhất cho thương hiệu.
Các kênh tiếp thị kỹ thuật số B2B hiệu quả nhất
Dưới đây là danh sách những công cụ quảng cáo kỹ thuật số chúng ta thường gặp:
- Email marketing
- Truyền thông xã hội
- Tiếp thị công cụ tìm kiếm
- Ứng dụng
- Trang web
- Amazon Store
- Video marketing
- Quảng cáo trên TV
- Blog
- Mã QR
- Chatbots
- SMS Marketing
- Quảng cáo trên điện thoại di động
- Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm (SEO)
Bạn không cần phải triển khai tất cả những hình thức trên. Tốt hơn hết, chỉ nên thành thạo một vài công cụ. Hãy cùng điểm qua 4 kênh tiếp thị cho thương hiệu B2B hiệu quả nhất.
Truyền thông xã hội
Mạng xã hội là một công cụ thay đổi cuộc chơi cho các mối quan hệ với khách hàng. Nội dung truyền thông tuyệt vời sẽ làm tăng lưu lượng truy cập web, xây dựng cơ sở khách hàng. Ai theo dõi doanh nghiệp trên mạng xã hội ? Hơn 90% người dùng Instagram và 66% người dùng Facebook theo dõi ít nhất một thương hiệu.
Phương tiện truyền thông xã hội cho phép bạn tiếp cận hơn 3,499 tỷ người dùng đang hoạt động. Làm thế nào để tương tác với họ ? Hãy thử tổ chức một cuộc thi. Không giống như quảng cáo kỹ thuật số, các cuộc thi có tỷ lệ nhấp trên 34%.
Lời khuyên: Hãy quản lý mạng xã hội một cách có kế hoạch ngay từ đầu. Có thể bắt đầu từ việc thiết lập lịch hẹn đăng bài viết.
Đọc thêm:
Những nguyên tắc tiếp thị truyền thông xã hội tại Việt Nam.
15 điểm nhấn quan trọng của truyền thông xã hội năm 2021.
Tiếp thị qua Email
Đây là kênh có tuổi thọ lâu đời nhất trong danh sách. Bức thư điện tử quảng cáo đầu tiên xuất hiện vào năm 1978. Và cho đến nay, email vẫn là một trong những kênh marketing hiệu quả nhất với phễu bán hàng mang lại lợi nhuận cao. Tại sao ?
- Hơn 99% người tiêu dùng kiểm tra email của họ hàng ngày.
- Và hơn 86% các chuyên gia nói rằng email là phương thức liên lạc ưa thích của họ.
- Tiếp thị qua email mang lại doanh thu 38 đô la cho mỗi đô la chi tiêu (ROI = 3.800%).
- Tỷ lệ mở trung bình 17,92% trong các ngành.
Quảng cáo kỹ thuật số
Trong khi quảng cáo trên TV có giá 60 đô la cho mỗi nghìn lượt xem, Digital marketing có thể mang lại kết quả cạnh tranh với chi phí thấp hơn 16%.
- Với YouTube – công cụ tìm kiếm lớn thứ hai trên Internet – nếu được quản lý đúng cách, thì chỉ cần 9,68$ cho mỗi 1.000 lần hiển thị quảng cáo của bạn.
- Quảng cáo kỹ thuật số trên Facebook cũng có giá cả phải chăng. Chỉ 7,19$ cho mỗi nghìn người xem, còn tỷ lệ nhấp trung bình là 9,72%.
Tại sao ? Quảng cáo kỹ thuật số cung cấp cho khách hàng một liên kết trực tiếp đến website. Khi truy cập trang, khán giả có thể mua sản phẩm ngay lập tức. Đối với các thương hiệu có ngân sách tiếp thị nhỏ, Digital marketing giúp bạn tối ưu giá trị đồng tiền.
Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm
Mỗi giây, có hơn 63.000 tìm kiếm trên Google được thực hiện. Và 94% trong số này thuộc lưu lượng truy cập đến từ kết quả không phải trả tiền. Với sự cạnh tranh khốc liệt như vậy, làm thế nào để thương hiệu của bạn có thể nổi bật giữa đám đông ? Câu trả lời là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Google đánh giá lưu lượng truy cập không phải trả tiền gấp 5 lần so với lưu lượng truy cập phải trả tiền, mang lại cho SEO lợi tức đầu tư khổng lồ.
Đưa ra lựa chọn: Kênh tiếp thị nào hiệu quả nhất cho bạn ?
Từ phân tích trang web đến phản hồi của khách hàng, việc lựa chọn các công cụ quảng cáo cho thương hiệu liên quan đến rất nhiều thử nghiệm và sai sót.
Một chiến lược tiếp thị cần phải linh hoạt như thương hiệu. Nó có thể thay đổi khi cơ sở khách hàng mở rộng. Nhưng về cơ bản, đều phải phù hợp với mục tiêu dịch vụ khách hàng và chiến lược kinh doanh tổng thể của bạn.
Dưới đây là gợi ý 4 bước để lựa chọn kênh tiếp thị hiệu quả nhất cho thương hiệu:
Bước 1. Thiết lập công thức “SMART” cho mục tiêu của bạn
Bắt tay vào một chiến lược tiếp thị mới luôn cần định hướng rõ ràng. Mục tiêu của bạn không nhất thiết phải xác định thương hiệu. Nó chỉ hỗ trợ dẫn đường và cho bạn biết khi nào bạn bị lạc. Để đặt các mục tiêu theo định hướng KPI tốt nhất, hãy tham khảo công thức SMART. Điều đó có nghĩa là mục tiêu của bạn cần:
- Specific : Cụ thể
- Measurable : Đo lường được
- Achievable : Khả năng đạt được
- Realistic : Thực tế
- Time-bound : Thời hạn
Đặt mục tiêu rõ ràng về những gì hy vọng đạt được sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Bước 2. Đối mặt với khách hàng của bạn
Hãy ưu tiên các kênh tiếp thị có thể đưa nội dung của bạn trực tiếp đến khách hàng. Làm sao để biết khán giả yêu thích hình thức nào ? Hãy hỏi trực tiếp họ. Nội dung do người dùng tạo sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng. Hơn 81% mọi người bị ảnh hưởng bởi những gì mà bạn bè chia sẻ trên mạng xã hội ! Tạo cơ hội để khách hàng “có tiếng nói” nhiều hơn. Điều này sẽ thúc đẩy chiến lược tiếp thị của bạn.
Bước 3. Suy nghĩ dài hạn
Đứng giữa sự phân vân bởi các công cụ “quảng cáo xu hướng“, hãy tự hỏi bản thân: Các kênh tiếp thị của bạn sẽ đại diện cho thương hiệu lâu dài hay bạn đang kiếm tiền theo xu hướng trong ngắn hạn ? Khi nói đến tiếp thị thương hiệu, hãy chọn thành công lâu dài thay vì quảng cáo thổi phồng ngắn hạn.
Bước 4. Đo lường quãng đường tiếp thị
Không cần phải hiểu về kỹ thuật để đo lường quãng đường hoạt động của các kênh tiếp thị. Bạn có thể đánh giá thông qua các số liệu sau:
- Giá mỗi nhấp chuột (CPC). CPC sẽ cho bạn biết chi phí để đưa mỗi khách hàng đến website.
- Giá mỗi nghìn lần xem (CPM). CPM phản ánh chi phí để hiển thị thương hiệu với 1.000 người.
- Tỷ lệ nhấp (CTR). CTR cho biết có bao nhiêu người đã nhìn thấy thương hiệu của bạn và nhấp vào để truy cập trang.
Khi đánh giá mức độ thành công của các kênh, hãy nhớ rằng “chế độ xem” thay đổi giữa các nền tảng. Ví dụ:
- Instagram, Twitter và Facebook chỉ tính lượt xem. Trong đó gồm những người đã xem trên ba giây, với 50% bài đăng trên màn hình.
- YouTube tính số lượt xem được xem trong hơn 30 giây.
- Một lượt xem trên website được tính khi người dùng tải một trang.
Điều đó có nghĩa là mặc dù CPM của bạn trên Facebook có thể rẻ hơn, nhưng tỷ lệ chuyển đổi của bạn từ YouTube có thể sẽ cao hơn. Vì ‘số lần hiển thị’ đang xem nội dung của bạn lâu hơn.
Vậy điều gì một thương hiệu cần làm ?
Sau khi cân nhắc 4 bước trên, hãy tìm cho thương hiệu một kênh tiếp thị phù hợp. Bên cạnh đó, cần luôn duy trì kết nối khách hàng bằng những nội dung gây được tiếng vang với họ. Bởi hiện nay, mọi cơ chế hoạt động của các công cụ đều nhắm vào tối ưu trải nghiệm người dùng. Khách hàng là thượng đế !