Hotline (Zalo):096.212.4004 – Office: (024) 6293 8008
Bạn chưa từng nghe nói về nhắm mục tiêu lại, nhưng rất có thể bạn đã trải nghiệm nó.
Nhớ lại xem, có một số mặt hàng khiến bạn theo dõi trong một thời gian. Tìm hiểu kỹ tính năng, tham khảo các đánh giá trên mạng… Thậm chí bạn đã thêm nó vào giỏ hàng trực tuyến. Không chỉ vậy, sản phẩm này còn được quảng cáo trên các trang web khác nhau mà bạn đang truy cập. Thậm chí, trong hộp thư của bạn cũng đang chứa email với đầy đủ thông tin về sản phẩm kèm theo lời nhắc hoàn tất việc mua hàng.
Đó là nhắm mục tiêu lại.
Với các doanh nghiệp Thương mại điện tử, nhắm mục tiêu lại qua email là vũ khí bí mật trong chiến lược tiếp thị. Trong ngành này, tỷ lệ chuyển đổi của email quảng cáo thông thường từ 2% đến 4%. Nhưng chuyển đổi email nhắm mục tiêu lại có thể cao tới 41%.
Bạn nghi ngờ số liệu trên ? phanmemtop.com sẽ giúp bạn tìm hiểu lý do tại sao mọi doanh nghiệp Thương mại điện tử nên tiếp thị nhắm mục tiêu lại qua email ngay hôm nay.
Những trường hợp nào cần tiếp thị email nhắm mục tiêu lại ?
Rời bỏ sản phẩm đã duyệt
Một trong những email nhắm mục tiêu lại phổ biến nhất là hướng tới đối tượng từng duyệt qua các sản phẩm.
Tương tự như quảng cáo nhắm mục tiêu lại, những email này xác định các mặt hàng hoặc trang mà người tiêu dùng đã truy cập. Sau đó sẽ gửi thông tin liên quan đến hộp thư của họ. Nội dung có thể bao gồm:
- Lời nhắc về sản phẩm
- Thông tin chi tiết, hữu ích hơn
- Mã giảm giá
- Hoặc các sản phẩm tương tự có khả năng được quan tâm hơn.
Từ bỏ giỏ hàng
Tương tự như bỏ qua sản phẩm từng duyệt, email từ bỏ giỏ hàng được gửi tới những người dùng đã thêm một mặt hàng vào giỏ, nhưng chưa thanh toán.
Khi người tiêu dùng ở rất xa trong hành trình mua hàng, việc cung cấp thông tin về giao hàng, trả hàng và cả chương trình giảm giá là cần thiết ở giai đoạn này để khuyến khích mua hàng.
Chiến dịch bổ sung
Chiến dịch bổ sung nhắm mục tiêu đến những người đã mua hàng và có khả năng mua lại trong khoảng thời gian đều đặn. Đặc biệt thu hút đối tượng thường xuyên mua thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc men.
Các chiến dịch này nhằm nhắc nhở người dùng dự trữ hàng hóa trước khi chúng hết. Hoặc phòng tránh trường hợp họ chuyển sang đối thủ cạnh tranh.
Các chiến dịch email nhắm mục tiêu tương tác lại
Đối với những người tiêu dùng đã không tương tác với thương hiệu trong một thời gian, email tái tương tác là kênh hoàn hảo để liên lạc và đảm bảo họ không đánh mất khách hàng. Email tương tác lại có thể bao gồm:
- Quảng cáo
- Thông tin cập nhật về công ty
- Bảng khảo sát để người dùng có thể chọn tần suất và loại nội dung họ muốn nhận được trong tương lai.
Lợi ích khi tiếp thị nhắm mục tiêu lại qua email
Tiết kiệm chi phí và tài nguyên
Ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến ngành Thương mại điện tử luôn phải điều chỉnh chiến lược để thích nghi kịp thời với sự thay đổi hành vi của người dùng. Hơn nữa, bất kỳ cơ hội nào có thể tiết kiệm chi phí đều cần được tận dụng.
Email nhắm mục tiêu lại tập trung vào những đối tượng đã tương tác hoặc từng quan tâm đến đơn vị. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp không cần phải cố gắng đẩy mạnh nhận thức thương hiệu. Thay vào đó, bạn có thể đi thẳng vào việc giới thiệu những lợi ích của sản phẩm mà người tiêu dùng có khả năng mua cao nhất.
Nuôi dưỡng khán giả đã tương tác
Không gian Thương mại Điện tử là một không gian bận rộn. Người tiêu dùng tiếp xúc với 6.000 đến 10.000 quảng cáo mỗi ngày. Vì vậy, những đơn vị này biết rằng họ cần phải tạo sự khác biệt hoặc nổi bật.
Email nhắm mục tiêu lại để nhắc nhở khách hàng lý do lần đầu họ tương tác với thương hiệu. Cho dù đó là giao tiếp một lần hay một chuỗi dài tập. Các nhà tiếp thị có thể gửi email chia sẻ đánh giá, phản hồi hài lòng; Giới thiệu những sản phẩm tốt nhất của họ; Hoặc quảng bá các đợt giảm giá sắp diễn ra.
Cơ hội bán nhiều hơn nữa
Một số khán giả có thể từ bỏ thương hiệu khi không tìm thấy mặt hàng phù hợp. Cho dù nguyên nhân chỉ bởi màu sắc, kích thước, các tính năng hoặc giá cả. Email nhắm mục tiêu lại có thể giới hạn lại sở thích của nhóm này bằng cách gửi tới họ các sản phẩm khác phù hợp hơn. Ví dụ: Dựa trên các mặt hàng có liên quan hoặc sản phẩm thịnh hành.
Đối với những người đã mua gần đây, doanh nghiệp TMĐT có thể khuyến khích họ chi tiêu thêm. Bằng cách bán thêm các tiện ích bổ sung. Điều này giúp các thương hiệu tận dụng tối đa sự tương tác của người dùng.
Giữ những khách hàng đã mất
Các chiến dịch email nhắm mục tiêu lại mang đến cho các thương hiệu cơ hội cuối cùng để giành lại những khách hàng rời bỏ và khuyến khích họ mua hàng trở lại.
Các thương hiệu nên rút ra tất cả các điểm chính trong những email này:
- Sử dụng cá nhân hóa email nếu có thể
- Đề xuất các sản phẩm và thông tin mà người tiêu dùng sẽ quan tâm nhất
- Lựa chọn cẩn thận hình ảnh và thông điệp của họ…v.v.